Đèn trụ năng lượng mặt trời!
Ngày nay, đèn trụ năng lượng mặt trời chính là giải pháp giúp chiếu sáng cho công viên, đường phố, khu vui chơi giải trí, sân vườn,… tiện ích nhất. Các loại đèn trụ năng lượng mặt trời đều nhận được sự quan tâm đặc biệt từ nhiều người tiêu dùng bởi những ưu điểm vượt bậc mà nó đem lại. Vậy thì để hiểu hơn về đèn trụ năng lượng mặt trời, chúng ta cùng theo dõi những chia sẻ dưới đây nhé!
Thế nào là đèn trụ năng lượng mặt trời?
Đèn trụ năng lượng mặt trời là mô hình cung cấp ánh sáng khép kín, chúng tận dụng nguồn năng lượng ánh sáng mặt trời để cung cấp ánh sáng. Tức là nó hoạt động không dựa trên nguồn điện được cung cấp hay phụ thuộc vào bất kì dòng điện nào khác. Trụ đèn điện mặt trời được lắp đặt tích hợp đèn led năng lượng mặt trời, cho hiệu quả ánh sáng cao.
Cấu tạo của đèn trụ năng lượng mặt trời gồm những gì?
Đèn trụ năng lượng mặt trời có cấu tạo từ nhiều bộ phận khác nhau. Những bộ phận chính của thiết bị bao gồm:
- Bộ phận đèn năng lượng ánh sáng mặt trời
- Bộ phận trụ đèn
- Bộ phận bu-long khung móng
Bu-long khung móng của đèn trụ năng lượng mặt trời
Đây được coi là bộ phận quan trọng nhất của trụ đèn. Nó được cấu tạo từ bốn cây bu-long sau đó được hàn lại với nhau thành một khung. Các bu-long liên kết với nhau nhờ các đai sắt dẹp hàn chéo.
Bu-long được đổ bê tông phía dưới lòng đất. Nó có chức năng giữ cho trụ đèn được chắc chắn hơn. Bu-long thường có kích thước không cố định (dựa vào từng dự án khác nhau).
Phần cột đèn năng lượng
Cột đèn năng lượng mặt trời có cấu tạo từ các bộ phận sau: bộ phận đế, bộ phận thân và bộ phận cần đèn.
- Bộ phận đế: còn được gọi với tên khác là mặt bích trụ. Chúng được thiết kế giống cột bát giác hoặc hình tròn côn. Mặt bích thường có thông số: 357x375x10mm, có các tim ốc (tim lỗ) để có thể liên kết bu-long.
- Bộ phận thân cột: được cấu tạo từ thép có mạ kẽm với độ bền cao và rất chắc chắn. Cột đèn thường có độ cao tùy theo mục đích sử dụng. Thông thường, độ cao thấp nhất của cột đèn là 4m, có gắn thêm cần đèn để chiếu sáng.
- Cần đèn: Là bộ phận kết nối trụ đèn với chóa đèn. Đèn có độ cao và phạm vi thích hợp là bắt buộc. Gậy phát sáng được làm bằng thép mạ kẽm và được gắn trên giá đỡ bảng điều khiển ánh sáng và năng lượng mặt trời.
Đèn năng lượng mặt trời
Đèn năng lượng mặt trời bao gồm các bộ phận chính sau:
- Đèn LED
- Tấm pin năng lượng mặt trời
- Pin Lithium
- Khung có tác dụng đỡ tấm pin năng lượng mặt trời
- Tủ điều khiển công tắc
Chúng ta hãy xem xét kỹ hơn từng phần nhé!
- Đèn LED: LED (Light Emitting Diode) đạt tiêu chuẩn IP66 cho hiệu suất phát sáng cao, ánh sáng không độc hại. Bên cạnh đó, khả năng chống nước, chống bụi và độ bền cao.
- Tấm thu năng lượng mặt trời (pin): có khả năng hấp thụ ánh sáng mặt trời và chuyển hóa quang năng thành điện năng. Các tấm pin năng lượng mặt trời thường được lắp đặt trên đỉnh của cột đèn năng lượng mặt trời. Nhờ đó mà ánh sáng được hấp thụ tối ưu. Tấm pin được kết nối với pin lithium bằng dây kết nối.
- Pin Lithium (pin lưu trữ): Bộ phận chuyển đổi và lưu trữ điện năng để cung cấp năng lượng cho đèn.
- Khung đỡ Solar: Đảm bảo cho tấm pin được cố định chắc chắn tại điểm cao nhất của cột đèn.
- Tủ điều khiển: Điều khiển sự chiếu ánh sáng và có khả năng bật/tắt đèn.
Đèn trụ năng lượng mặt trời hoạt động theo nguyên lý nào?
Đèn trụ năng lượng mặt trời sử dụng 100% năng lượng từ mặt trời hoàn toàn miễn phí, có khả năng tự động bật vào ban đêm và tắt vào ban ngày.
Vào ban ngày, đèn sẽ tự động tắt và tấm pin mặt trời dựa vào bộ phận cảm ứng sẽ hấp thụ ánh sáng mặt trời để sạc pin hoặc sạc bình.
Đèn sẽ tự động ngắt khi đã tích đủ năng lượng. Thời gian sạc trung bình khoảng từ 6 – 8 giờ
- Liên hệ mua hàng: Địa chỉ: 25/15 Phạm Đăng Giảng, P. Bình Hưng Hòa, Q. Bình Tân, TP. HCM
Hotline/Zalo: 0936.735.929 – 0981.196.145
Các đèn năng lượng mặt trời: